Bóng đá pressing nghĩa là gì và cách thoát pressing hiệu quả

Bóng đá pressing nghĩa là gì và cách thoát pressing hiệu quả
Rate this post

Pressing một trong những lối chơi bóng đá khó chịu và mang tính thực dụng cao nhất. Các đội bóng khi áp dụng chiến thuật này thường ưa thích những diễn biến tốc độ trong một trận đấu. Để giải đáp tất cả thông tin về cách chơi đó mời quý độc giả cùng theo dõi chuyên mục Thể Thao sau đây của FABET.

Bóng đá Pressing nghĩa là gì? Nguồn gốc lối chơi này?

Pressing là thuật ngữ ám chỉ sự tạo sức ép dồn dập lên một vật thể trong thời gian cố định. Về ý nghĩa trong bóng đá đây là từ ngữ đại diện cho lối đá áp sát liên tục của một đội bóng nhằm lấy lại bóng và tổ chức phản công. 

Mặc dù, động từ này thường xuyên xuất hiện trong bóng đá thế nhưng trên thực tế nguồn gốc của nó lại bắt nguồn từ bộ môn Hockey đến từ Canada. Tuy nhiên, vì không biết phải diễn đạt như thế nào cho lối đá của Hà Lan năm 1974, thế nên HLV Miracles đã sử dụng từ ngữ đó.

Nguồn gốc của lối chơi Pressing là gì
Nguồn gốc của lối chơi Pressing là gì

Lối đá áp sát này ngày nay đã phát triển và trở thành bóng đá tổng lực được ưa chuộng bởi các chiến lược gia. Đặc biệt, với cách chơi tốc độ như vậy nhịp độ và diễn biến của mỗi trận cũng rất kịch tính và hấp dẫn giúp cho các khán giả hào hứng hơn.

Những lối chơi tạo sức ép hiện đại ngày nay

Với sự phát triển không ngừng của bóng đá hiện đại, lối chơi Pressing cũng có nhiều biến thể khác nhau. Thế nhưng, hầu hết các chiến thuật này đều yêu cầu các đội bóng phải duy chuyển rất nhiều. Để hiểu hơn về những thể loại bóng đá áp sát khác nhau mời quý độc giả cùng theo dõi một vài thông tin dưới đây.

Pressing phòng ngự

Lối chơi tạo áp lực ở phần sân nhà thường xuyên được sử dụng cho những đội bóng có sức mạnh yếu hơn đối thủ. Họ chỉ chờ đợi sự dâng cao của đối thủ rồi tiến hành áp sát và lấy bóng mở ra các cuộc tấn công. 

Trong quá khứ Ajax từng thực hiện rất thành công lối đá này và tiến đến trận bán kết của Champions League dù không có một đội hình tốt như các đối thủ khác. Thế nhưng, nhược điểm trong cách chơi này cũng rất dễ khai thác.

Cụ thể, khi lùi đội hình quá sâu khung thành của đội nhà sẽ càng dễ bị uy hiếp hơn. Nếu không may mắn bị thủng lưới trước một bàn thì đội đó rất dễ bị phản tác dụng với lối chơi của mình.

Cách chơi áp sát tầm thấp sẽ cực kỳ mạo hiểm khi để đối thủ tiến gần với khung thành
Cách chơi áp sát tầm thấp sẽ cực kỳ mạo hiểm khi để đối thủ tiến gần với khung thành

Pressing tầm trung trong bóng đá

Đây là cách chơi thường xuyên được sử dụng tại những CLB hoặc đội tuyển có chất lượng tuyến tiền vệ tốt và đông đảo. Cụ thể, thay vì lùi sâu để chờ đợi phản công đội hình sẽ bố trí từ 4 đến 5 tiền vệ ở giữa sân và liên tục tạo ra sức ép lên những người cầm bóng bên đối phương.

Chính vì là khu vực giữa sân thế nên nếu có được bóng gần như chắc chắn rằng đội đó sẽ mở ra được cơ hội lớn để mở tỷ số. Tuy nhiên, điểm yếu trong cách chơi này đó là đòi hỏi các tiền vệ của đội bóng phải chất lượng.

Lối chơi áp sát tầm trung cần nhiều tiền vệ giỏi và có sức chiến đấu cao
Lối chơi áp sát tầm trung cần nhiều tiền vệ giỏi và có sức chiến đấu cao

Bên cạnh đó, ở vị trí tiền vệ trụ cầu thủ này phải có nguồn thể lực dồi dào để hỗ trợ các đồng đội. Ngoài ra, các tiền đạo cũng phải thường xuyên lui về để tạo nên gọng kìm và lấy được bóng dễ hơn.

>>> HOT:  Khái Niệm Bắt Kèo Bóng Đá Và Cách Bắt Kèo Không Thua

Lối chơi pressing tầm cao nghĩa là gì?

Nếu là một fan của Liverpool bạn sẽ không còn lạ với cách chơi Pressing tầm cao. Cụ thể, đây là lối chơi đòi hỏi tất cả các cầu thủ đều phải di chuyển liên tục. Họ sẽ 1 vs 1 và không cho đối thủ được cầm bóng quá 5 giây. 

Với sức ép lớn như vậy các đối thủ thường mắc sai lầm và để lộ ra các khoảng trống chí tử. Tuy nhiên, để thực hiện được High-Pressing đội bóng đó phải có các cầu thủ có nguồn thể lực khủng có thể di chuyển liên tục. 

Thông thường các HLV chỉ áp dụng lối chơi này trong một khoảng thời gian cố định. Ví dụ, trong mùa giải 2020-2021 “Lữ đoàn đỏ” thường xuyên để các cầu thủ gây sức ép liên tục trong hiệp 1 nhằm đánh phũ đầu và chơi chậm ở hiệp 2. 

Ngoài ra, điểm yếu lớn của cách chơi này là tính mạo hiểm lớn khi gặp phải những đội bóng có các cầu thủ kỹ thuật. Bởi vì khi bị vượt qua những khoảng trống sau lưng của các đội bóng chủ động dâng lên tạo sức ép là rất nhiều.

Pressing khu vực trong bóng đá

Đối với những đội bóng ưa thích sự an toàn nhưng vẫn muốn đoạt lại bóng nhanh nhất thì lối chơi áp sát theo từng khu vực sẽ khá phù hợp với họ. Cụ thể, trên một địa điểm trên sân bóng một nhóm cầu thủ có thể từ 3 đến 4 người sẽ đứng gần với người cầm bóng.

Điều đó sẽ kiến cầu thủ cầm bóng bị che khuất tầm nhìn và dễ bị hoảng loạn dẫn đến mất bóng. Tuy nhiên, vì đã tốn nhân lực rất lớn cho một cuộc vây ráp thế nên các đợt phản công khi có bóng thường rất ít người tham gia. 

Bên cạnh đó, điểm yếu của lối chơi này chính là sự kết hợp giữa các cầu thủ phải thật nhuần nhuyễn. Họ phải tạo ra được một gọng kìm đủ chắc chắn và mạnh mẽ để không để lọt bất kỳ pha bóng nào.

Gây sức ép khu vực được nhiều HLV lựa chọn nhờ vào tính an toàn cao
Gây sức ép khu vực được nhiều HLV lựa chọn nhờ vào tính an toàn cao

Ưu nhược điểm của lối chơi gây áp lực trong bóng đá

Như đã đề cập ở trên mỗi lối chơi Pressing đều có một ưu điểm và nhược điểm riêng. Chính vì vậy, các HLV phải luân phiên thay đổi lối chơi của mình tạo ra để phù hợp với nhiều trận đấu khác nhau.

Bên cạnh đó, không phải đội bóng nào cũng có thể áp dụng chiến thuật áp sát liên tục. Đặc biệt, đối với những CLB và đội tuyển có nhiều thành viên lớn tuổi họ sẽ không áp dụng được cách chơi này.

Mặc dù, nhiều yêu cầu là vậy thế nhưng không thể phủ nhận rằng lối chơi áp sát luôn tỏ ra rất hiệu quả. Hãy nhìn vào thành tích mà Ma Rốc đã làm được tại kỳ World Cup tại Qatar vừa qua chúng ta có thể thấy độ hiệu quả của lối chơi này.

Không chỉ khó chịu trong cách phòng ngự lùi sâu của mình mà đại diện châu Phi còn mở ra nhiều cơ hội ghi bàn. Đặc biệt, nhờ vào cách chơi này mà một số ngôi sao mới được phát hiện ra.  

Những đội bóng nổi tiếng áp dụng lối chơi Pressing hiện nay

Ngày nay lối đá tổng lực không còn xa lạ với những chiến lược gia hàng đầu. Dù ít hay nhiều họ cũng sẽ áp dụng cách đá này trong một số tình huống cần thiết. Thế nhưng, người thành công nhất và tiên phong trong chiến thuật tạo sức ép lớn vẫn phải kể tới Jurgen Klopp. 

Ông đã tạo nên sự nổi tiếng của mình nhờ vào cách chơi áp sát tại Dortmund sau đó là Liverpools. Mặc dù, không phải là người đầu tiên thế nhưng với những cải tiến và sáng tạo của mình vị chiến lược gia người Đức đã trở nên hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Real Madrid cũng từng tạo nên những kỷ lục của mình nhờ vào chiến thuật tạo áp lực dưới thời của HLV Zidane. Tuy nhiên, cách áp sát của Kền Kền Trắng cũng rất đặc biệt khi các tiền vệ của họ luôn được biết đến là các quái kiệt của làng túc cầu thế giới.

Những cách thoát Pressing hiệu quả nhất trong bóng đá

Để vượt qua được sức ép đến từ đội bóng đối thủ những chiến thuật mới đã ra đời. Đặc biệt, khái niệm thoát Pressing là gì đã ra đời với những yêu cầu khác nhau tùy vào nguồn lực của đội bóng.

Mặc dù, chiến thuật gây sức ép rất hiệu quả nhưng cách chơi này lại khó thực hiện. Đặc biệt, đối với những đội bóng có nhiều tiền vệ khéo léo và sở hữu kỹ năng qua người tốt, lối chơi tạo áp lực hoàn toàn vô tác dụng.

Đặc biệt, nhiều CLB và đội tuyển có cách chơi phối hợp nhỏ cũng sẽ thoát được lối đá gây sức ép. Bên cạnh đó, nhiều chiến lược gia lão làng còn khắc chế lối chơi này bằng việc nhường thế trận cho đối thủ. 

Chỉ cần vài cầu thủ có yếu tố kỹ thuật tốt là lối chơi áp sát sẽ bị phá sản
Chỉ cần vài cầu thủ có yếu tố kỹ thuật tốt là lối chơi áp sát sẽ bị phá sản

Trên đây là tất cả những thông tin thú vị về lối chơi Pressing được chuyên mục Thể Thao của FABET tổng hợp. Với tính chất kịch tính và nhịp độ thi đấu cao cách chơi tạo sức ép luôn được ưa thích bởi các fan hâm mộ bóng đá trên thế giới. 

>> Tiết Lộ Bí Mật Tại Sao Cá Độ Bóng Đá Luôn Thua Từ Cao Thủ

>> Thuật ngữ kèo chấp 1/4 có nghĩa là gì? Kinh nghiệm đặt kèo chấp 1/4 thắng đậm